Thành phố thông minh Bình Dương lọt TOP 7 thế giới?

Chiến lược xây dựng thành phố thông minh Bình Dương có thực sự đi đúng hướng? Thành phố thông minh Bình Dương đã tiến hành đến đâu?... Rất rất nhiều câu hỏi khác xoay quanh đề án thành phố thông minh đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân địa phương cũng như các nhà đầu tư trong & ngoài nước.

Bình Dương quyết định đột phá, không đi theo lối phát triển thông thường (ứng dụng công nghệ hiện đại để giải quyết các vấn đề giao thông, hành chính điện tử,…) mà áp dụng mô hình hiện đại từ các thành phố thông minh trên thế giới, điển hình là thành phố Eindhoven (Hà Lan). Từ đó, tỉnh hướng đến một nền dịch vụ, sản xuất công nghệ cao.

Thành phố thông minh Bình Dương

Vì sao Bình Dương quyết định xây dựng thành phố thông minh?

Thành phố thông minh là gì?

Theo Korbesvietnam: "Thành phố thông minh (hay còn gọi là Smart City) là thành phố đổi mới sáng tạo sử dụng các công nghệ thông tin – truyền thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động dịch vụ đô thị, tính cạnh tranh. Đồng thời đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa."

Thành phố là nơi ứng dụng các giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề cụ thể, đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời tạo điều kiện để cộng đồng cùng tham gia vào giải quyết những vấn đề này. Các giải pháp thông minh giúp quản lý một cách hiện đại, hiệu quả nhiều lĩnh vực như giao thông, giáo dục, y tế, hành chính, rác thải, nước, năng lượng, quy hoạch đô thị…

Tỉnh xác định đây là xu thế phát triển tất yếu

Tại các nước phát triển, hàng loạt đô thị thông minh ra đời như New York (Mỹ), Montreal (Canada), Suwon (Hàn Quốc),… để giải quyết các biến động về môi trường và dân số trong các đô thị, vốn luôn được coi là bài toán cấp bách của toàn thế giới. Đồng thời, cũng rất nhiều nước công bố phát triển thành phố thông minh là chiến lược quốc gia.

Tại các nước đang phát triển, xây dựng thành phố thông minh cũng đang trở thành trào lưu, điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ,... để giải quyết vấn đề liên quan đến dân số và môi trường ngày càng gia tăng nhanh.

Nhận thấy tầm quan trọng của xu thế này, tháng 3-2016 tỉnh Bình Dương đã triển khai Đề án thành phố thông minh (Đề án hoạch định chiến lược kinh tế & xã hội hướng tới thành phố thông minh).

Đề án này được UBND tỉnh Bình Dương chính thức phê duyệt vào tháng 11/2016. Đây là một chương trình chiến lược đột phá kinh tế xã hội của Bình Dương đến năm 2021. Bình Dương sẽ trở thành thành phố thông minh với 5 vùng thông minh, bao gồm 1 thành phố và 4 thị xã phía Nam của tỉnh.

Hội nghị xây dựng thành phố thông minh Bình Dương

Hội nghị xây dựng thành phố thông minh Bình Dương.

Tỉnh tiếp cận theo hướng trước hết chú trọng việc tạo ra một cơ chế hợp tác chặt chẽ và năng động giữa nhiều thành phần trong địa phương (doanh nghiệp, chính quyền địa phương, người dân,…) để phát huy được sức mạnh tập thể và sự sáng tạo của cả cộng đồng.

Đồng thời, tùy vào bức tranh toàn cảnh, bản chất của nền kinh tế - xã hội, thế mạnh của địa phương mà cùng vạch ra các mục tiêu đột phá để triển khai một cách đồng bộ; đặt con người là trọng tâm chứ không phải công nghệ, mang lại lợi ích chung cho các bên.

Cơ hội & thách thức khi đưa toàn tỉnh theo hướng đi mới

Thách thức đối với Bình Dương

Bình Dương vốn là một tỉnh thuần nông, mặc dù trong 20 năm qua tỉnh đã thực hiện chiến lược công nghiệp hoá đột phá để đưa Bình Dương trở thành một tỉnh công nghiệp tiêu biểu của cả nước, nhưng nền kinh tế của Bình Dương vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất truyền thống (giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, thâm dụng lao động kéo theo bùng nổ dân số cơ học). Chính vì vậy, việc bứt phá nâng tầm lên nền kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn, sản xuất công nghệ cao, ít thâm dụng lao động là một thách thức rất lớn.

Cơ hội để tỉnh thực hiện chiến lược mới

Lợi thế lớn nhất của Bình Dương để triển khai chiến lược thành phố thông minh chính là vị trí kinh tế trọng điểm phía Nam.

Công nghiệp và dịch vụ của tỉnh chiếm gần 88% trong cơ cấu kinh tế.

Toàn tỉnh hiện có:

  • 34.407 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với tổng vốn hơn 276 nghìn tỷ đồng.
  • 3.430 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 31,3 tỷ USD.

Hạ tầng công nghiệp được hoàn thiện với:

  • 29 khu công nghiệp, diện tích 12.743 ha.
  • 12 cụm công nghiệp có diện tích gần 800 ha.
  • Đến năm 2020, toàn tỉnh có 34 khu công nghiệp với diện tích 14.790 ha.

Thu nhập bình quân đầu người (tính đến cuối năm 2017) đạt 120 triệu đồng/người; toàn tỉnh không còn hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia.

Bên cạnh đó, tỉnh được xếp hạng là khu vực tri thức cao của cả nước với 8 trường đại học, 7 trường cao đẳng, 16 trường nghề, 45 trung tâm cơ sở dạy nghề.

Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đang mở cửa đón nhận làn sóng dịch chuyển của nền sản xuất thế giới: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (theo Diễn đàn kinh tế thế giới 2017), xây dựng các thành phố thông minh (chiến lược toàn lãnh thổ của Singapore, Hà Lan…). Đây chính là thời cơ vàng để nước nhà bứt phá phát triển.

Bình Dương hướng tới sự phát triển bền vững

Ông Nguyễn Văn Hùng (Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP Becamex IDC) nhận định: "Việc trở thành một thành phố thông minh sẽ giúp Bình Dương thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới, các cư dân đến sinh sống và làm việc, tạo một sự phát triển bền vững cho thành phố Bình Dương trong tương lai."

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, học tập kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh các nước trên thế giới. Đồng thời, dựa trên tiềm năng cùng nhiều điểm tương đồng, lãnh đạo tỉnh và Tổng Công ty Becamex IDC đã quyết định ký kết nghĩa với khu vực Brainport - Eindhoven (Hà Lan) để ứng dụng mô hình “3 nhà” (Lấy Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp làm trọng tâm).

Toàn cảnh thành phố Eindhoven

Toàn cảnh thành phố Eindhoven (Hà Lan)

Thành phố Eindhoven, Hà Lan cách đây 20 năm chỉ là vùng đất phát triển công nghiệp nhỏ lẻ và truyền thống. Thành phố hoàn toàn không sở hữu những lợi thế vốn có như sân bay, cảng biển,…

Sau đó, Eindhoven quyết định bứt phá áp dụng mô hình phát triển mới Triple Helix (3 vòng xoắn). Eindhoven đã từng bước xây dựng thành phố không chỉ là một nơi đáng làm việc mà là một nơi đáng sống.

Hiện nay, Thành phố Eindhoven lọt vào danh sách một trong những thành phố thông minh nhất thế giới.

Bình Dương đã thực hiện thành phố thông minh đến đâu?

Hoạt động cụ thể của Bình Dương đến thời điểm hiện nay

Bình Dương tiếp cận chiến lược theo hướng phát triển doanh nghiệp, phát triển con người, phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy mà tỉnh đã đề ra nhiều hoạt động cụ thể.

Trong năm 2018, Bình Dương đã triển khai 18 hoạt động ứng dụng công nghệ, kết hợp mô hình “3 nhà”, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận nhiều hơn với khoa học công nghệ.

Đồng thời, tỉnh cũng chủ động xây dựng hạ tầng giao thông kết nối tốt với các tỉnh, thành phố ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thông qua các tuyến giao thông quan trọng như đường Mỹ Phước - Tân Vạn, quốc lộ 13 rất thuận lợi kết nối với 11 cảng biển ở khu vực và sân bay quốc tế.

Các tuyến đường giao thông này đã góp phần to lớn trong việc tạo lợi thế liên kết vùng trọng yếu của nhiều dự án đô thị bậc nhất tại Bình Dương như:

Trước đó, để phục vụ đề án thành phố thông minh, tỉnh Bình Dương đã tập trung nguồn lực để phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) đạt chuẩn quốc tế nhằm tối ưu hóa sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung.

Đầu tư trung tâm hành chính tập trung nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo sự minh bạch, phục vụ nhu cầu giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp theo mô hình chính quyền điện tử. Việc các loại giấy tờ thực hiện trực tuyến cho đến việc khai & nộp thuế điện tử từ xa đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, tiết kiệm thời gian & công sức.

Ngoài ra, tỉnh cũng gấp rút triển khai đầu tư nâng cấp hệ thống điện, mạng viễn thông; hệ thống xe buýt vận hành với công nghệ quản lý thông minh…, & nhiều đề án khác.

Bên cạnh đó, Bình Dương cũng đã tổ chức trọn vẹn hai sự kiện quốc tế, gồm:

  • Hội nghị Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) năm 2018

Hiệp hội WTA năm 2018

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương kí kết bản ghi nhớ về việc Bình Dương đăng cai tổ chức sự kiện WTA 2018

  • Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á (Horasis) năm 2018.

Diễn đàn HORASIS 2018 tại Bình DươngPhó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu khai mạc diễn đàn.

Bình Dương đạt Top 21 thành phố thông minh nhất trên thế giới

Tháng 10 năm 2018, Việt Nam được vinh dự nhắc đến với đại diện Bình Dương là một trong 21 tỉnh thành có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu nhất thế giới (Smart21) năm 2019 do Diễn đàn cộng đồng thông minh Thế giới (ICF) công bố.

Thành công này là minh chứng tuyệt vời cho những nỗ lực thay đổi và hoàn thiện suốt 20 năm qua của Bình Dương. Bình Dương chính là thành viên đầu tiên của Việt Nam góp mặt vào ICF.

ICF có trụ sở tại New York (Mỹ) là một mạng lưới toàn cầu kết nối hơn 180 thành phố đến từ khắp các châu lục trên thế giới. Việc Bình Dương được xếp hạng và chính thức trở thành thành viên của cộng đồng thông minh thế giới, trong đó có nhiều thành viên là các thành phố rất phát triển sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư hơn nữa cho tỉnh này.

Danh sách 21 thành phố do ICF công bố:

  • Thành phố Abbotsford (Canada);
  • Adelaide (Úc);
  • Thành phố thông minh Bình Dương (Việt Nam);
  • Thành phố Chiayi (Đài Loan);
  • Chicago (Hoa Kỳ);
  • Curitiba (Brazil); Greater Victoria
  • (Canada); Hudson (Hoa Kỳ);
  • Issy (Pháp);
  • Thành phố Keelung (Đài Loan);
  • Mát-xcơ-va (Nga);
  • Nairobi County (Kenya);
  • Prospect (Úc);
  • Rochester (Hoa Kỳ);
  • Sarnia-Lambton County (Canada);
  • Sunshine Coast (Úc);
  • Surat (Ấn Độ);
  • Thành phố Đài Nam (Đài Loan);
  • Thành phố Đào Viên (Đài Loan);
  • Westerville (Hoa Kỳ);
  • Winnipeg (Canada);

Bình Dương lọt Top 7 thành phố thông minh thế giới liệu có khả thi?

Sau khi lọt vào danh sách 21 thành phố thông minh nhất trên thế giới, mục tiêu tiếp theo của Bình Dương là ghi tên vào top 7 của hạng mục này.

Tầm nhìn và hướng đi đúng đắn

Để bước vào danh sách 21 cái tên được vinh danh, Bình Dương đã phải nỗ lực rất nhiều nhằm đáp ứng đủ yêu cầu từ 6 tiêu chí đánh giá khắt khe của ICF, bao gồm:

  • Băng thông rộng
  • Lực lượng lao động tri thức
  • Đổi mới
  • Bình đẳng tiếp cận công nghệ số
  • Bền vững
  • Ủng hộ - khích lệ

Tuy nhiên, để rút ngắn khoảng cách chỉ còn lại top 7 thì các tiêu chí trên tất yếu phải đạt được ở những thước đo cao hơn. Một trong những chiến lược mà Bình Dương được “gợi ý” là xu hướng số hóa, mở rộng băng thông, tiến đến hình thành cụm công nghiệp bán dẫn theo quan điểm của ông Peter Portheine - Ủy viên Hội đồng vùng Noord Brabant (Hà Lan) - thành viên Ban điều hành thành phố thông minh Bình Dương.

Theo đó, nhà máy bán dẫn đầu tiên của Việt Nam sẽ được khánh thành vào năm 2019 tại Bình Dương, hướng đến quy trình sản xuất hiện đại cho giai đoạn cuối của các sản phẩm mang tính chất bảo mật, nhận dạng,...

Ngoài ra, tỉnh cũng đưa ra 29 đề án như mô hình “ba nhà” với sự xuất hiện những dự án trọng tâm về công nghệ thông tin, cải cách hành chính, giáo dục, xây dựng Chính phủ điện tử, cải tiến chất lượng giáo dục, phát triển trung tâm chuyên gia thành phố thông minh… nhằm tăng cường kết nối với ICF, WTA để phát triển theo đúng mục tiêu đã vạch ra.

Thành phố thông minh Bình Dương - 1

Tận dụng tốt sự liên kết trong và ngoài tỉnh

Trong mạng lưới liên kết của mình hiện nay, Bình Dương đã xây dựng được mối quan hệ với hơn 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, gần 20.000 người nước ngoài trên địa bàn, mở ra cơ hội rất lớn để tỉnh nhà hoàn thiện theo hướng thành phố năng động, hiện đại và đẳng cấp.

Quá trình hướng đến tiêu chuẩn thành phố thông minh cho thấy sự phối kết hợp ăn ý giữa lãnh đạo tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp. Trong số đó phải kể đến Becamex IDC và đề án Thành phố Mới Bình Dương (quan trọng nhất là Đại học Quốc tế Miền Đông) trong khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị.

Sự hoàn thiện diện mạo Thành phố Mới Bình Dương sẽ là tiền đề cần thiết cho mục tiêu Top 7 lần này của Bình Dương. Cùng với đó, nhiều công trình hạ tầng tiếp tục được nâng cấp và mở rộng, xây dựng hệ thống liên kết rộng khắp.

Thành phố Mới Bình Dương bây giờ

Một góc Thành phố Mới Bình Dương

Điều này chắc chắn sẽ có sự tác động lớn đến sức hút của thị trường bất động sản Bình Dương. Chuỗi dự án khu đô thị được đầu tư quy mô cũng góp phần tạo nên “bộ mặt” mới & hiện đại hơn cho tỉnh nhà.

Mục tiêu lọt danh sách Top 7 Thành phố thông minh nhất thế giới của Bình Dương hoàn toàn có thể đạt được khi tiềm lực được khai thác đúng đắn và hợp lý. Bình Dương vẫn sẽ tiếp tục là cái tên sáng giá hàng đầu khu vực phía Nam về kinh tế - văn hóa - xã hội lẫn hấp lực ở nhiều hạng mục đầu tư.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn