Tình hình giao thông huyện Cần Đước, Long An (2019)

Những năm trở lại đây, đặc biệt trong năm 2019, huyện Cần Đước đang tập trung ngân sách và nguồn lực để xây dựng hạ tầng giao thông, từ những tuyến đường nhỏ đến các tuyến giao thông lớn mang tính khu vực. Chính sách này không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế.

Theo thông tin quy hoạch huyện Cần Đước, năm 2019 và 2020, huyện sẽ gấp rút thực hiện các hạng mục thi công cơ sở hạ tầng để đạt đúng lộ trình đến năm 2020, huyện Cần Đước sẽ đạt chuẩn huyện Nông thôn Mới của tỉnh Long An. Bám sát những thông tin quy hoạch này, hiện nay nhiều xã cùng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới như: Xã Long Cang, xã Long Sơn, xã Long Định, xã Long Trạch, xã Phước Đông,...

Việc thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đường bộ đã mang lại rất nhiều động lực để huyện Cần Đước phát triển toàn diện.

Đòn bẩy giao thông thúc đẩy liên kết vùng

Ngoài những công trình hạ tầng nông thôn, UBND huyện Cần Đước đang đặt một tầm nhìn rộng hơn cho sự phát triển lâu dài bằng việc đẩy mạnh giao thông liên kết vùng. Với lợi thế về vị trí địa lý, tiếp giáp với Tp. Hồ Chí Minh và cửa ngõ kết nối với nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ, huyện Cần Đước nói riêng và tỉnh Long An nói chung, đang là mảnh đất sở hữu nhiều tiềm năng phát triển bậc nhất trong khu vực.

Bản đồ giao thông huyện Cần Đước

Bản đồ giao thông tỉnh Long An với các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ

Hiện tại, trên địa bàn huyện đang sở hữu nhiều tuyến đường huyết mạch như:

  • Tuyến Quốc lộ 50
  • Tuyến 835B
  • Tuyến đường 826C
  • Tuyến đường 830
  • Tuyến đường 833B
  • ...

Để đảm bảo thực trạng giao thông luôn ở mức ổn định và thuận lợi, trong những năm qua huyện không ngừng có các chính sách nâng cấp và mở rộng.

Là một trong những địa phương mang đậm đặc trưng của miền Tây sông nước, ngoài hệ thống giao thông đường bộ, huyện Cần Đước cũng đang có những tuyến giao thông đường thủy nối liền Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt, tại các xã vùng hạ, tiếp giáp với Sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát, mạng lưới giao thông cũng có nhiều cải thiện. Hệ thống cầu, cảng đạt chuẩn Quốc tế tác động tích cực đến vận chuyển, giao thương hàng hóa.

Huyện Cần Đước tiếp tục nâng cấp và mở rộng hoạt động bê tông hóa

Cùng với các tuyến giao thông lớn, đóng vai trò liên kết vùng, tiến độ bê tông hóa đường giao thông nông thôn cũng có nhiều khởi sắc. UBND huyện Cần Đước đã đầu tư ngân sách khủng cho việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn ở hầu hết các xã trên địa bàn. Đặc biệt, để chấm dứt tình trạng "nắng bụi, mưa lầy" tại các huyện vùng sâu, vùng xa như:

  • Đối với xã Long Khê: huyện Cần Đước đã huy động trên 20 tỷ đồng từ vốn ngân sách và kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, các nhân để đầu tư 13 công trình xây dựng cơ bản, phúc lợi xã hội, giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng,... trên địa bàn. Một trong những công trình đánh dấu hiệu quả của chính sách này phải kể đến:

+ Nhựa hóa đường Nguyễn Thị Giáp (ấp 4) dài 1,3km, tổng mức đầu tư trên 2,3 tỷ đồng

+ Mở rộng đường Nguyễn Văn Dện, Nguyễn Thị Được (ấp 1) chiều dài trên 2,3km, kinh phí trên 3 tỷ đồng

+ Bê tông hóa đường xóm Bò Cạp, chiều dài 0,6km, mức đầu tư gần 1,5 tỷ đồng

Với tiến độ này, xã Long Khê dự kiến sẽ là điểm công trình giao thông nông thôn hoàn thiện sớm nhất so với các xã vùng ven.

Đường giao thông nông thôn huyện Cần Đước

  • Đối với xã Phước Đông: hơn 90% các tuyến đường liên xã, liên ấp đã được bê tông hóa, nhựa hóa. Điều này không chỉ góp phần cải thiện cảnh quan nông thôn mà còn tác động tích cực để sự phát triển kinh tế và đời sống người dân.

Mục tiêu đến hết năm 2020, trên địa bàn toàn huyện Cần Đước tất cả các xã đều đạt trên 80% tiến độ bê tông hóa, nhựa hóa giao thông nông thôn.

Chi hơn 7 tỷ đồng cho dự án Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước

Sau quá trình nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần đoạn từ Bến Lức - Hiệp Phước thuộc đường Vành đai 4, Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long đã trình đề án lên Bộ Giao thông Vận tải vào tháng 04.2019. Với tổng mức đầu tư khoảng 7.075 tỷ đồng, sau khi được phê duyệt đây sẽ là dự án giao thông nổi trội nhất trên địa bàn huyện Cần Đước.

Các điểm quan trọng của dự án gần 36km đường Vành đai 4 - Tp. Hồ Chí Minh:

  • Nút giao Bến Lức (gần nút giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương)
  • Điểm cuối kết nối với khu quy hoạch cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM)
  • Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km, đi qua các địa phương gồm tỉnh Long An dài 32km (huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc), TP.HCM dài 3,8 km (đi qua huyện Nhà Bè)

Kết cấu của đường Vành đai 4 đoạn từ Bến Lức - Hiệp Phước:

  • 8 làn xe cao tốc
  • Rộng tới 74,5m
  • 4 làn đường đô thị
  • Có vỉa hè 2 bên
  • Sở hữu 10 cầu Vượt
  • Có 1 điểm cầu vượt nút giao thông với Quốc lộ 1

Nếu được thông qua, dự án dự kiến sẽ khởi công vào quý 3 - năm 2020 và hoàn thiện tất cả các hạng mục trên gần 36km vào khoảng quý 1 - năm 2023. Sau khi hoàn thiện, đường Vành đai 4 và Vành đai 3 sẽ tạo dựng được sự động bộ kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây - Tp. Hồ Chí Minh - Các tỉnh lân cận. Là tỉnh có tổng chiều dài đường Vành đai 4 đi qua địa phận khá dài, tỉnh Long An nói cung và các huyện cụ thể như: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc,... sẽ được hưởng nhiều tác động tích cực trên nhiều khía cạnh khác nay.

Với tình hình phát triển giao thông như hiện tại, các hoạt động từ kinh doanh, thương mại đến bất động sản trên địa bàn huyện Cần Đước đề có rất nhiều thuận lợi. Không chỉ thu hút được các nhà đầu tư tại địa phương mà còn từ các thành phố lớn và vốn đầu tư nước ngoài. Song song với nhiệm vụ phát triển tổng thể, UBND huyện Cần Đước sẽ có chính sách nâng cấp và xây mới hạ tầng giao thông mỗi năm, để hỗ trợ tốt nhất sự phát triển kinh tế, đời sống.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn