Khu công nghiệp 1 Biên Hòa, Đồng Nai bây giờ ra sao?

Khu công nghiệp 1 Biên Hòa là một trong những KCN lâu đời nhất tại Việt Nam. Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định "khai tử" KCN Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng quỹ đất cho dự án mới.

KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai được thành lập từ những năm 1963, đây là dự án đầu tiên đánh dấu quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Đồng Nai. Với quy mô 335 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê 231,08 ha. Dự án do Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (SONADEZI) làm chủ đầu tư và thu hút được hơn 80 dự án của nhiều doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đến từ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp,...

Khu công nghiệp Biên Hòa 1 là dự án khu công nghiệp trọng điểm, tác động lớn đến cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai trong suốt nhiều thập kỷ cuối thế kỷ 20. Sau thành công của Biên Hòa 1, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất khu công nghiệp tăng cao, tiếp theo đó là sự xuất hiện của nhiều KCN mới như: khu công nghiệp Biên Hòa 2, khu công nghiệp Amata Biên Hòa,...

Khu công nghiệp 1 Biên Hòa 1

Sau gần 50 năm hoạt động, KCN Biên Hòa 1 kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình, “khai tử” khỏi bản đồ công nghiệp và trở thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ, KCN Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng và sẽ thực hiện di dời các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp về các KCN lân cận.

Chủ trương chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chính thức đồng ý cho UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ.

Tháng 8-2019, UBND tỉnh đã có tờ trình gửi Bộ KH&ĐT thẩm định, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN Việt Nam đến năm 2020.

Mặc dù đã được phê duyệt đề án, Chính phủ đã đồng ý với kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng. Tuy nhiên việc di dời các doanh nghiệp để đóng cửa một KCN là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nên chưa có các cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ cụ thể. Việc này đã khiến cho chủ trương gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

Tiến độ chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 đến năm 2020

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, việc chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 đang có 3 phương án để lựa chọn:

  • Phương án 1 là sẽ đấu giá quyền sử dụng đất và tỉnh có nguồn vốn lớn để tiến hành giải phóng mặt bằng, thu hồi đất nhằm có đất sạch đấu giá
  • Phương án 2 là thực hiện đấu thầu dự án để chọn nhà đầu tư
  • Phương án 3 là xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ giao thẳng dự án cho Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi)

Theo đề án mới được bổ sung của Sonadezi, tổng mức đầu tư dự án di dời và chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 là hơn 15.000 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị hơn 2.400 tỷ đồng; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 7.500 tỷ đồng;chi phí hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gần 1.300 tỷ đồng.

Năm 2014, Chính phủ cũng đồng ý giao cho UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện phê duyệt Đề án di dời và chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 do Tổng công ty Sonadezi thực hiện. Dự án sẽ có lộ trình được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: (2015 - 2017) thực hiện chuyển đổi 56ha
  • Giai đoạn 2: (2018 - 2021) chuyển đổi 155ha
  • Giai đoạn 3: (2022 - 2025) chuyển đổi 113ha còn lại

Tuy nhiên, tính đến năm 2020 - sau hơn 5 năm được giao nhiệm vụ, đến nay đề án vẫn chưa được UBND tỉnh phê duyệt do Sonadezi chưa thể hoàn thiện theo đúng tiến độ đã đề ra.

Mới đây Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường cho biết: Đồng Nai sẽ chốt thời điểm đóng cửa hoạt động của KCN Biên Hòa 1 để các doanh nghiệp chuẩn bị di dời. Bởi, chỉ có thực hiện đóng cửa hoạt động thì việc chuyển đổi công năng KCN này mới tiến nhanh được. “Đến ngày 31-12-2022 phải đóng cửa hoạt động KCN Biên Hòa 1. Đây là thông điệp để các doanh nghiệp trong diện di dời chuẩn bị thực hiện”.

Khu công nghiệp 1 Biên Hòa 2

Di dời doanh nghiệp thuộc KCN Biên Hòa 1 về đâu?

Rào cản lớn nhất khiến cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất KCN Biên Hòa 1 chậm tiến độ chính là khó khăn trong việc di dời toàn bộ doanh nghiệp và dân cư khu vực. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra:

  • 152 doanh nghiệp đang hoạt động bị tạm ngưng để di dời sẽ được đền bù như thế nào?
  • Khu công nghiệp nào sẽ tiếp nhận các doanh nghiệp thuộc KCN Biên Hòa 1?
  • Hơn 21.000 lao động đang làm việc tại KCN Biên Hòa 1 sẽ được xử lý như thế nào? Họ được hưởng chế độ gì trong thời gian đợi doanh nghiệp ổn định chỗ mới hoặc thời gian thất nghiệp nếu địa điểm làm việc không còn phù hợp?
  • Dân cư nằm trong quy hoạch sẽ được hỗ trợ tái định cư ở đâu hoặc bồi thường như thế nào?
  • ...

Khu công nghiệp 1 Biên Hòa 3

Đến thời điểm hiện tại, địa điểm di dời và hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người lao động đã được chủ đầu tư Sonadezi lên phương án cụ thể. Nhưng, 2 vấn đề vướng mắc lớn nhất là chính sách hỗ trợ di dời và phương án sử dụng đất sau di dời.

Để thực hiện nhanh việc di dời, đối với các doanh nghiệp hết thời hạn di dời thì phải chấm dứt cho thuê và thu hồi đất khu công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp còn thời hạn thuê đất khu công nghiệp thì phải đưa vào danh sách thực hiện bồi thường để họ sớm di dời.

Tính đến cuối tháng 5, địa phương này có 83 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Biên Hòa 1, trong đó 78 doanh nghiệp vẫn còn thời hạn thuê đất. Trong đó, có đến 40 doanh nghiệp còn hợp đồng thuê đất có thời hạn đến năm 2051, việc tính toán chi phí bồi thường sẽ khá căng thẳng.

Theo chủ trương di dời, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao nguồn vốn 15.700 tỷ đồng cho Sonadezi thực hiện di dời các nhà máy, doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Biên Hòa 1 về khu công nghiệp Giang Điền khẩn trương nhất có thể. Dự kiến, công tác di dời sẽ được hoàn tất trong năm 2022.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn