[Cảnh báo] Có hợp đồng mua bán nhà công chứng nhưng vẫn bị lừa

Việc mua bán nhà đất hiện nay đòi hỏi người mua cần phải trang bị những kiến thức chuyên môn cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho mình. Trong đó, hợp đồng mua bán nhà được công chứng nhưng vẫn gặp vấn đề về pháp luật là tình trạng không hiếm gặp. Vậy mua nhà, mua đất có công chứng đã đủ yên tâm hay chưa?

Trường hợp hợp đồng mua bán nhà công chứng nhưng vẫn bị lừa

Có rất nhiều trường hợp, người lừa đảo sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ nhà bằng việc ký hợp đồng thuê nhà thời gian dài từ 1-3 năm và trả tiền thuê nhà qua chuyển khoản khiến chủ nhà gần như không xuất hiện. Đối tượng này sẽ lợi dụng việc không thẩm định kỹ hồ sơ mua bán nhà của văn phòng công chứng để công chứng giấy tờ giả.

[Cảnh báo] Có hợp đồng mua bán nhà công chứng nhưng vẫn bị lừa 3

Sử dụng hợp đồng mua bán nhà đất giả để bán đất, bán nhà

Sau đó, các đối tượng sử dụng chúng như một hợp đồng bán nhà hợp pháp. Điều này đã khiến nhiều người bị lừa vì rõ ràng hợp đồng mua bán được công chứng đầy đủ, rất dễ qua mắt người mua nhà. Để bán được nhanh, có thể người bán sẽ đưa ra mức giá rẻ hơn so với thị trường. Người mua nghe thấy giá rẻ, nghĩ rằng mình "lớ ngớ vớ phải vàng", ngờ đâu đang bước vào cạm bẫy lừa đảo bằng hợp đồng mua bán nhà đất công chứng giả.

Ngoài trường hợp nói trên, hợp đồng công chứng còn được đem đi lừa đảo khi công nghệ làm giả ngày một tinh vi, các công chứng viên dù có kinh nghiệm vẫn khó phát hiện ra được.

Một công chứng viên trong nghề lâu năm chia sẻ, cách để phát hiện giấy tờ giả (cụ thể ở đây là hợp đồng mua bán nhà đất) đa số chủ yếu dựa vào cảm quan. Đó là công chứng viên sẽ sờ vào giấy xem có phần in nổi hay không; nhìn vào con dấu, chữ ký, họa tiết... xem có sắc nét hay không; chao nghiêng trước ánh sáng xem có nổi dấu chfim hay không; xem chữ ký xem có dấu vết của lực tỳ ấn mạnh hay không...

Còn muốn biết chính xác hợp đồng công chứng nhà đất là thật hay giả, chỉ có các giám định khoa học của kỹ thuật hình sự mới đưa ra kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên việc này rất mất thời gian, trong khi mỗi ngày một công chứng viên phải đối diện với hàng chục, hàng trăm các loại hợp đồng mua bán khác nhau.

Vì thế, tốt nhất khi tiến hành mua nhà, mua đất, người mua cần chú ý kiểm tra cẩn thận các loại giấy tờ để đảm bảo quyền lợi. Đối với những căn nhà giá rẻ, lại cần cảnh giác cao hơn nữa. Ngoài ra, người mua cần biết khi nào hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực và lưu ý các vấn đề dưới đây:

Những nội dung cần lưu ý trong hợp đồng mua bán nhà đất

Khi tạo và ký kết hợp đồng mua bán đất hoặc mua bán nhà, người mua cần phải chú ý đến những vấn đề sau:

  • Đối tượng thực hiện mua bán:

Người thực hiện hợp đồng phải là người có quyền sở hữu đất đai, nhà ở và nắm giữ các sổ cấp giấy chứng nhận, hồ sơ gốc chứng tỏ nguồn gốc của tài sản.

  • Số tiền mua thỏa thuận trong hợp đồng:

Giá cả của nhà ở, đất đai được thành lập do thỏa thuận hai bên hoặc do người thứ ba. Vì thế trong hợp đồng phải đảm bảo chính xác về tổng số tiền,thời gian, địa điểm cũng như các bên chứng kiến.

[Cảnh báo] Có hợp đồng mua bán nhà công chứng nhưng vẫn bị lừa 1

Số tiền mua bán thỏa thuận cần được quy định rõ trong hợp đồng

  • Số tiền đặt cọc:

Ghi rõ số tiền đặt cọc kèm theo hợp đồng cọc tiền là điều bạn không thể bỏ qua khi ký kết hợp đồng mua bán nhà đất. Nếu không rõ ràng về việc này, có thể xảy ra rắc rối nếu 1 trong 2 bên khiếu nại vì những lý do cá nhân.

  • Thời gian, phương thức thanh toán:

Trong hợp đồng phải nêu rõ thời gian, điều kiện giao nhà, giao đất cũng như hình thức thanh toán để không gây xích mích cho 2 bên.

  • Quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên mua - bán:

Nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên ở giai đoạn trước, trong và sau khi ký kết hợp đồng cần được nêu rõ trong bản hợp đồng. Điều này tránh khỏi việc có bên không thực hiện đúng theo quy định. Đồng thời, cần đưa ra cách xử lý nếu vi phạm hợp đồng.

Làm sao để mua nhà không bị lừa dù đã có hợp đồng được công chứng?

Tính pháp lý của nhà đất là yếu tố quan trọng quyết định việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng được công chứng không hẳn là đã an toàn. Có rất nhiều trường hợp người mua biết rõ những vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán nhà đất cần nắm nhưng cuối cùng vẫn bị lừa. Vậy để hạn chế rủi ro, khi mua nhà, đất cần chú ý những điều sau:

  • Thứ nhất, cần kiểm tra hồ sơ, giấy tờ kỹ lưỡng, cẩn thận. Phải kiểm tra về mức độ mới - cũ nhưng như các vết tích xóa, chữ ký, con dấu,… Khi thấy có vấn đề, hãy nhờ người có chuyên môn kiểm tra hoặc giúp đỡ từ cơ quan giám định.

[Cảnh báo] Có hợp đồng mua bán nhà công chứng nhưng vẫn bị lừa 3

Kiểm tra các loại giấy tờ cẩn thận trước khi quyết định ký kết hợp đồng

  • Thứ hai, tránh việc nóng vội khu mua nhà đất. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về thông tin sản phẩm và người bán.
  • Thứ ba, khi phát hiện dấu hiệu khả nghi về tính pháp lý của hợp đồng, người mua nên đến cơ quan cấp sổ hồng, sổ đỏ để xác minh tính xác thực của giấy tờ.

Mong rằng với những chia sẻ trên, người mua bất động sản nhà đất sẽ có những kiến thức cần thiết trước khi ký kết bất cứ hợp đồng mua bán nào. Hãy cân nhắc mọi vấn đề về hợp đồng mua bán để tránh trường hợp bị lừa hay xảy ra tranh chấp, kiện tụng.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn