Đổ tiền vào Shophouse, nguy cơ ôm trái đắng đối với các nhà đầu tư thứ cấp

Shophouse là hình thức được đánh giá mang đến nguồn lợi nhuận khổng lồ cho nhà đầu tư. Tuy nhiên Shophouse cũng là con dao hai lưỡi, bên cạnh nguồn lợi nhuận hấp dẫn thì còn tồn tại nhiều rủi ro mà nhà đầu tư thứ cấp nếu không lường trước sẽ phải vỡ mộng.

Nếu gọi Shophouse là cơ hội thì trên đời này bất cứ cơ hội nào cũng có những rủi ro đi kèm, và tất nhiên Shophouse cũng không ngoại lệ. Nhà đầu tư thứ cấp khi đầu tư vào Shophouse nhất định phải biết rõ shophouse là gìnhững rủi ro về Shophouse để biết cách phòng và tránh.

Vị trí Shophouse quyết định số phận nhà đầu tư

Sở dĩ nói vị trí Shophouse quyết định đến số phận của nhà đầu tư là bởi vị trí quyết định đến giá trị của Shophouse. Nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp chắc chắn luôn nhớ đến câu “Vị trí, vị trí, vị trí” trong đầu mỗi khi tìm hiểu đến bất kỳ loại hình bất động sản nào. Bởi vì vị trí quyết định đến giá trị bất động sản, đến khả năng mua đi bán lại và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Với Shophouse, vị trí còn quan trọng hơn bội phần, nhà đầu tư nếu chọn sai thì dường như không có cơ hội để sửa chữa sai lầm.

Đổ tiền vào Shophouse, nguy cơ ôm trái đắng đối với các nhà đầu tư thứ cấp 1

Vị trí Shophouse quyết định sự thành bại của nhà đầu tư

Chọn Shophouse ở những vị trí không đẹp, không thuận lợi thì khả năng cho thuê thấp, dẫn đến lợi nhuận thấp và rủi ro cao. Chưa kể, Shophouse ở vị trí không đẹp còn ảnh hưởng đến giá thành cho thuê hoặc giá bán, sợ rằng nhà đầu tư chẳng những không có lời mà còn chịu lỗ rất nặng.

Bỏ ra tiền tỷ, thu về tiền triệu

Xét ở góc độ nhà đầu tư bỏ tiền ra mua Shophouse sau đó cho thuê lại sẽ thấy: Số tiền thu về biết đến bao giờ mới “lấp đầy” số tiền bỏ ra, đó là chưa nói gì đến lợi nhuận?

Khảo sát cho thấy, một số Shophouse tại khu chung cư, nhà đầu tư phải bỏ ra 5 - 6 tỷ đồng mới mua được 1 căn ưng ý. Nhưng khi cho thuê, giá thuê trung bình là 20 - 30 triệu đồng/tháng. Thậm chí ở những vị trí đẹp, giá của 1 căn Shophouse nhà phố có thể lên đến 40 - 50 tỷ đồng/ căn, nhưng cho thuê lại chỉ có 50 triệu đồng/ tháng.

Tính toán sơ sơ cũng thấy, 1 năm cho thuê Shophouse thu về 240 - 360 triệu đồng, vậy phải cần đến mấy năm mới lấy lại vốn bỏ ra là 5 - 6 tỷ đồng? Nếu như số tiền bỏ ra mua Shophouse là dòng tiền nhàn rỗi còn đỡ, nhưng nếu là tiền vay ngân hàng thì nhà đầu tư còn phải “còng lưng” lo trả lãi cho ngân hàng.

Trong trường hợp không may, Shophouse sau khi đã mua xong chưa tìm được người thuê, hoặc đã có người thuê nhưng kinh doanh không hiệu quả nên họ trả mặt bằng… vậy thì nhà đầu tư còn phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro khác nữa.

Đổ tiền vào Shophouse, nguy cơ ôm trái đắng đối với các nhà đầu tư thứ cấp 2

Liệu nhà đầu tư có lấy lại được vốn khi cho thuê Shophouse?

Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt

Shophouse luôn được quảng cáo với những lời lẽ hấp dẫn nhưng thực tế thì:

  • Khách hàng mua sắm ở Shophouse còn hạn chế. Do thói quen mua sắm của người dùng từ trước đến nay thường mua ở chợ hoặc siêu thị, rất khó để thay đổi thói quen này. Ngoài ra, mặt hàng ở Shophouse thường kém đa dạng trong khi giá bán luôn cao hơn bên ngoài, là lý do không thể thu hút người mua.
  • Bên cạnh Shophouse là sự tồn tại song song của nhiều mặt bằng khác, trong khi giá mặt bằng bên ngoài đa số thấp hơn Shophouse rất nhiều. Đây là khó khăn của nhà đầu tư khi tìm kiếm khách hàng mua hoặc thuê lại với giá mong muốn.

Với những rủi ro nói trên đủ để thấy, đầu tư vào Shophouse không đơn giản chỉ là việc ngồi “rung đùi hưởng lợi”, mà sự thật đắng cay hơn rất nhiều. Nếu nhà đầu tư thứ cấp không nắm được những rủi ro này để phòng tránh, chỉ chăm chăm kỳ vọng vào lợi nhuận thì một ngày nào đó có thể “vỡ mộng” ôm lấy trái đắng.

Vậy để tránh rủi ro nói trên, nhà đầu tư phải biết các tiêu chí đánh giá một Shophouse đáng đầu tư, đồng thời biết được các yếu tố quyết định đến giá trị của Shophouse, từ đó mới quyết định có nên “rót” tiền vào hay không.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn