Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn nhất (2021)

Tải ngay mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng đầy đủ và chính xác nhất để tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật!

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một giao dịch mới được thực hiện cần phải xác lập thành biên bản để làm cơ sở giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Tương tự như vậy, khi kết thúc một giao dịch (trước đó đã được lập biên bản) thì cũng cần tiến hành lập biên bản để xóa bỏ sự tồn tại của giao dịch đó. Biên bản xóa bỏ được gọi là biên bản thanh lý hợp đồng.

Bài viết dưới đây là tất tần tật những điều cần biết về biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng, về mẫu mới nhất cũng như các quy định liên quan cần biết.

Tìm hiểu về biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là khái niệm dùng để chỉ sự chấm dứt của một giao dịch dân sự, cụ thể ở đây chính là hợp đồng. Việc chấm dứt này sẽ được thành lập thành văn bản nên gọi là biên bản.

Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản ghi nhận việc hoàn tất một công việc, nghĩa vụ mà 2 bên đã ký kết với nhau trong bản hợp đồng trước đó.

mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng 1

Hợp đồng xây dựng là gì?

Hợp đồng xây dựng là kết quả của việc tổ chức đấu thầu xây dựng, cũng là khởi đầu của quá trình thực hiện dự án xây dựng. Xét về mặt pháp lý, hợp đồng xây dựng cũng là một loại hợp đồng dân sự mà ở đó có sự giao kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì?

Thanh lý hợp đồng xây dựng là biên bản ghi nhận việc hoàn thành một công việc nào đó trong quá trình thực hiện dự án xây dựng. Hai bên xác nhận đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ của các bên, từ nay sẽ không còn ràng buộc gì với nhau như những gì đã thể hiện trong hợp đồng.

Một biên bản được gọi là biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng cần có các đặc điểm sau:

  • Phải được thành lập bằng văn bản;
  • Có sự xác nhận của các bên tham gia trong hợp đồng chính;
  • Có thể tồn tại dưới dạng một điều khoản của hợp đồng chính (nếu hợp đồng chính có quy định về điều khoản chấm dứt hợp đồng thì không cần lập biên bản chấm dứt hợp đồng);
  • Nội dung thể hiện sự tuyên bố về việc hoàn thành nghĩa vụ của các bên; ghi nhận số lượng, chất lượng, tính chất nghĩa vụ đã được hoàn thành; tuyên bố chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia.

mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng 2

Tại sao phải lập biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng?

Việc lập biên bản thanh lý hợp đồng nhằm các mục đích sau:

  • Nhìn lại mức độ thực hiện công việc trong hợp đồng chính: Thông qua biên bản thanh lý, các bên tham gia sẽ biết được quyền và nghĩa vụ của mình đã thực hiện đến đâu, kết quả như thế nào, còn trách nhiệm gì chưa được hoàn thành hay không,... Thông qua đó để có kế hoạch xử lý những vấn đề chưa được giải quyết và chấm dứt các vấn đề đã được giải quyết.
  • Giải phóng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia: Đối với các vấn đề đã xử lý xong thì tại biên bản này ghi nhận sự xóa bỏ các vấn đề này. Còn những vấn đề nào chưa xử lý xong thì có thể tiếp tục hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của 2 bên.
  • Làm căn cứ để tránh các tranh chấp về sau: Bất cứ một giao dịch nào dù mở đầu hay kết thúc thì đều được lập thành biên bản để làm căn cứ giải quyết cho các tranh chấp nếu có sau này.

Có cần thiết phải lập biên bản thanh lý hợp đồng không?

Biên bản thanh lý hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên tham gia nên đây không phải là biên bản bắt buộc thực hiện. Tuy nhiên nếu sau này có tranh chấp xảy ra thì các bên sẽ phải tự giải quyết với nhau mà không bên nào được pháp luật bảo vệ. Mục đích của biên bản thanh lý suy cho cùng cũng là loại giấy tờ mà các bên dùng để bảo vệ quyền lợi của mình nếu chẳng may xảy ra tranh chấp, còn không thì nó cũng chỉ là một loại giấy tờ bình thường mà thôi.

Trong trường hợp nếu như việc lập biên bản thanh lý hợp đồng quá mất thời gian và công sức thì các bên có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính với nội dung như sau:

  • Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý;
  • Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý;

Thì sau này không cần phải lập biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng nữa.

Các quy định thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất

Điều 147 Luật Xây dựng 2014 quy định về việc thanh lý hợp đồng xây dựng như sau:

Trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng Trách nhiệm này thuộc về bên nhận thầu. Nội dung quyết toán hợp đồng phải phù hợp với thỏa thuận được ghi trong hợp đồng chính.
Thời hạn thực hiện quyết toán Do các bên tự thỏa thuận, trừ hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì thời hạn quyết toán không vượt quá 60 ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng. Và nếu hợp đồng có quy mô lớn thì được kéo dài thời gian quyết toán nhưng không được quá 120 ngày.
Các trường hợp được thanh lý hợp đồng xây dựng

Có 2 trường hợp:

  • Các bên tham gia đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng chính;
  • Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng Sẽ do các bên tham gia tự thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì thời hạn thanh lý là 45 ngày kể từ ngày các bên tham gia hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định. Còn đối với các hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 90 ngày.

Về các trường hợp được thanh lý hợp đồng xây dựng thì Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định thêm về các trường hợp sau:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành;
  • Theo thỏa thuận của các bên;
  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết;
  • Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  • Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn, các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn theo quy định của pháp luật

Căn cứ soạn thảo nội dung

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn nhất là biên bản phải được xây dựng dựa trên 2 căn cứ sau đây:

  • Thứ nhất, dựa vào điều khoản chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng của hợp đồng chính;
  • Thứ hai, căn cứ vào quy định của pháp luật được trích dẫn trong hợp đồng chính.

Do vậy, việc soạn thảo biên bản thanh lý cần phải đảm bảo sự chính xác và không được tách rời với hợp đồng chính.

Lưu ý khi soạn thảo nội dung

Để đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác cũng như đảm bảo tính pháp lý cho biên bản thì biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bám sát, căn cứ vào nội dung được ghi trên hợp đồng chính;
  • Người đại diện ký biên bản thanh lý hợp đồng là người có thẩm quyền;
  • Những nội dung trong hợp đồng thanh lý sẽ do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên lưu ý bàn giao những gì, nghĩa vụ thanh toán như thế nào phải được quyết toán tại thời điểm ký biên bản thanh lý;
  • Cũng như hợp đồng thuê nhà trọ, hợp đồng thuê mặt bằng, hợp đồng mua bán nhà đất,... thì biên bản thanh lý hợp đồng nên công chứng để đảm bảo tính pháp lý cho biên bản.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH

– Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015;

– Luật xây dựng 2014;

– Hợp đồng thi công xây dựng số […] được ký kết vào ngày […] tháng […] năm […];

– Sà sự thỏa thuận trên nguyên tắc thiện chí giữa các bên.

Hôm nay, ngày […] tháng […] năm […] tại […]

Chúng tôi gồm các bên như sau:

Bên nhận thầu: (Gọi tắt là Bên A)

Công ty: […]

Địa chỉ: […]

Giấy phép kinh doanh số: […]

Do Ông/Bà: […]

Ngày tháng năm sinh: […]

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: […] cấp ngày […] tháng […] năm […]

Nơi cấp: […]

Địa chỉ thường trú: […]

Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số: […]

Bên giao thầu (Gọi tắt là bên B):

Công ty: […]

Địa chỉ: […]

Giấy phép kinh doanh số: […]

Do Ông/Bà: […]

Ngày tháng năm sinh: […]

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: […] cấp ngày […] tháng […] năm […]

Nơi cấp: […]

Địa chỉ thường trú: […]

Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số: […]

Hai bên cùng thống nhất ký kết Biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình này với nội dung như sau:

1/ Thanh lý Hợp đồng thi công công trình số […] đã ký ngày giữa hai bên;

2/ Bên A có nghĩa vụ bàn giao […]

Bên B có nghĩa vụ thanh toán, bàn giao […]

Hai bên có nghĩa vụ ký biên bản nghiệm thu các hạng mục công trình sau […] Kể từ thời điểm lập Biên bản này, hai bên xác nhận đã hoàn tất mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do vậy không còn trách nhiệm hay quyền lợi gì với nhau và cùng cam kết sẽ không thắc mắc, khiếu nại bất kỳ vấn đề gì liên quan đến Hợp đồng số […]

3/ Biên bản thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành hai bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.

Bên A

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Bên B

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Trên là mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn nhất mà Thị Trường Today giới thiệu tới bạn đọc, hy vọng sẽ giúp bạn biết được cách soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng một cách chính xác và nhanh chóng hoàn tất thủ tục thanh lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn