Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản

Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản là mối quan hệ cùng chiều trong việc làm mất đi khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại.

Sự ổn định của hệ thống ngân hàng được xem là cơ sở cho quá trình phát triển của nền kinh tế. Trước vai trò này, yêu cầu đặt ra trong công tác quản trị rủi ro được đề cao hơn bao giờ hết. Trong số đó, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản được rất nhiều nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu nhằm làm rõ sự tương quan giữa chúng.

Đối với rủi ro thanh khoản, khái niệm thanh khoản là gì đã được nhắc đến trong nhiều bài viết, công trình nghiên cứu cũng như câu chuyện thực tiễn về sức ảnh hưởng của tính thanh khoản đã ghi lại trong Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản từ các ngân hàng trên thế giới. Do đó, bài viết này sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin về rủi ro tín dụng và mối quan hệ của nó với rủi ro thanh khoản.

rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

Khái niệm

Rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro thất thoát tài sản, phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ, gồm cả nợ gốc hay nợ lãi khi đến hạn. Các hoạt động phát sinh rủi ro tín dụng bao gồm: cho vay, bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu,...

Các loại rủi ro tín dụng

  • Rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế.
  • Rủi ro tập trung: dồn mức dư nợ vay cho một số ngành kinh tế, khách hàng hoặc khu vực nhất định.
  • Rủi ro lựa chọn: liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng.
  • Rủi ro bảo đảm: liên quan đến tiêu chuẩn đảm bảo.
  • Rủi ro nghiệp vụ: quan đến quản trị hoạt động cho vay.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng

  • Khách hàng kinh doanh không hiệu quả, doanh thu không tốt, mất ổn định tài chính do đó không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
  • Khách hàng không trung thực trong kê khai, sử dụng tài sản thế chấp.

Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng

  • Thiếu thông tin dẫn đến đánh giá không chính xác năng lực khách hàng.
  • Tập trung vào lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng quá trình sử dụng và thu hồi vốn.
  • Trình độ chuyên môn hạn chế, thiếu nghiêm túc trong việc thành lập quỹ dự phòng, công việc chưa có sự phối hợp các bộ phận.
  • Tài sản bảo đảm giảm giá trị theo diễn biến thị trường.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn có thể phát sinh từ một số nguyên nhân khách quan như biến động thị trường, hệ thống pháp luật, điều kiện tự nhiên,...

rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản

Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có mối quan hệ chặt chẽ

Quan điểm của lý thuyết cơ bản về kinh tế vi mô trong hoạt động ngân hàng cho rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Nguy cơ mất khả năng thanh toán và vỡ nợ của ngân hàng vào thời kỳ khủng hoảng tài chính đã được tập trung phân tích trong lý thuyết về trung gian tài chính của Bryant (1980), Diamond và Dybvig (1983). Qua đó khẳng định rủi ro tín dụng giữ vai trò là một phần quan trọng trong sự ổn định lâu dài của ngân hàng. Kết hợp với các nghiên cứu của Acharya và Mora (2013) và He và Xiong (2012) đã chỉ ra sự thất bại của những ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, mọi thiệt hại phát sinh đều do sự mất khả năng thanh toán trước thời điểm vỡ nợ xảy ra. Kết luận lại, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất khả năng thanh toán và nguy cơ vỡ nợ trong ngân hàng.

Xét các đặc điểm, phân loại và nguyên nhân, có thể nhận thấy, giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tồn tại mối quan hệ tác động qua lại, nguyên nhân này dẫn đến hệ quả kia và kéo theo ảnh hưởng chung đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Rủi ro tín dụng làm giảm chất lượng của tài sản, rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến nguồn cung tiền mặt.

Trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng cạnh tranh gay gắt và phải đối mặt với khó khăn trong thanh khoản, tín dụng cũng không thuận lợi hơn khi ngân hàng phải tìm đến các nguồn tài trợ. Cơ hội lẫn thách thức trong hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản lẫn tín dụng cũng tăng hơn. Nếu muốn duy trì hoạt động một cách an toàn và ổn định, ngân hàng phải quản lý thật chặt hai yếu tố là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, tránh rơi vào trường hợp đánh mất khả năng chi trả.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn