Toàn bộ thông tin quy hoạch sông Hồng (Mới nhất)

Quy hoạch sông Hồng được cho là bệ phóng của bất động sản khu vực phía Đông Hà Nội. Hiện những thông tin liên quan đang được rất nhiều người quan tâm.

So với khu vực phía Nam, thị trường bất động sản miền Bắc cũng có nền nhiệt hấp dẫn không kém. Không riêng gì thị trường căn hộ cao cấp tại Hà Nội hút khách, những phân khúc như đất nền, nhà phố, biệt thự ven đô,... nhiều năm qua cũng vô cùng sôi động với tỷ lệ giao dịch khá cao. Trong bối cảnh bất động sản ven đô, đặc biệt là các dự án ven sông được săn đón, phương án quy hoạch sông Hồng liên tục được đẩy nhanh triển khai.

Quy hoạch sông Hồng được giới chuyên gia nhận định sẽ là nền tảng quan trọng, hình thành nên bộ mặt mới cho Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác quản lý và xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch. Sông Hồng sẽ trở thành không gian cảnh quan chủ đạo của Hà Nội, vừa là điểm đến hấp dẫn cho du khách, vừa là nơi đón sóng đầu tư.

Tổng quan quy hoạch sông Hồng

Tổng quan về quy hoạch sông Hồng mới nhất

Mục tiêu quy hoạch sông Hồng

  • Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
  • Cùng với các loại hình quy hoạch: phòng chống lũ,đê điều, đất đai… góp phần cấu thành và hiện thực hóa quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (theo địa giới hành chính mới mở rộng), đồng thời phù hợp đồng bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật Thành phố.
  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối về lũ sông Hồng cho đoạn tuyến kết hợp cải tạo phù hợp với Luật Đê điều, để đảm bảo giao thông đường thủy, ổn định dòng chảy chống ngập lụt cho khu vực trên cơ sở ổn định hệ thống đê theo tiêu chuẩn đặc biệt.
  • Chỉnh trị ven sông, quy hoạch xây dựng hai bên sông theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô là tạo lập hành lang xanh sông Hồng và theo hướng kế thừa truyền thống văn hóa – lịch sử của Thủ đô.
  • Phát huy được các yếu tố thuận lợi khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên của khu vực, tạo được nét đặc trưng riêng với hệ thống công viên – cây xanh, đường ven sông, các trung tâm công cộng, dịch vụ du lịch văn hóa, giải trí, thể dục thể thao, các khu đô thị ven sông với môi trường thân thiện thiên nhiên, gắn kết với các dịch vụ hạ tầng hiện đại theo mô hình đa chức năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; góp phần cải tạo hoàn chỉnh lại khu vực dân cư hiện có 2 bên sông Hồng, tạo điều kiện cư trú tốt – an toàn.
  • Làm cơ sở pháp lý để triển khai tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành; Đề xuất các chương trình đầu tư và dự án chiến lược, dự án đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển, quản lý theo quy hoạch.

5 định hướng chính trong quy hoạch sông Hồng

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, xác định Sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô, với 5 định hướng phát triển chính, gồm:

  • Đảm bảo hành lang, tuyến thoát lũ, bền vững đê điều, phù hợp Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết và quy hoạch đê điều được duyệt.
  • Xây dựng hệ thống công viên, cây xanh cảnh quan, công trình văn hóa, vui chơi giải trí, nhà hàng, dịch vụ du lịch và các tiện ích đô thị phục vụ khu dân cư hiện hữu.
  • Cải tạo khu khu dân cư hiện hữu, đảm bảo chất lượng sống khu dân cư hai bên sông. Di dời các khu nhà ở không an toàn và kém chất lượng ra bên ngoài hành lang sông.
  • Tạo trục không gian văn hóa, cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa.
  • Xây dựng các tuyến đường cảnh quan, tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp trên cơ sở Dự án quy hoạch hai bên sông Hồng, hoàn chỉnh toàn tuyến đi qua Hà Nội mở rộng phù hợp định hướng QHC Thủ đô, Luật Đê điều và Luật Di sản văn hóa.

Nguyên tắc quy hoạch

  • Tuân thủ định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (QHC1259), Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (QĐ257), Quy hoạch Giao thông vận Thủ đô Hà Nội (QH519) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ý kiến góp ý của Bộ NN&PTNT,
  • Tiếp thu và kế thừa ý tưởng về thiết kế không gian kiến trúc, cảnh quan hai bên sông của các tư vấn nước ngoài và phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi cũng như nguồn lực thực hiện.
  • Toàn bộ khu vực nghiên cứu bao gồm khu vực lòng sông và bãi sông nằm giữa hai đê thuộc không gian thoát lũ, mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyên tắc và phạm vi quy hoạch

Phạm vi quy hoạch phân khu sông Hồng

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, có diện tích nghiên cứu khoảng 11.000ha (khoảng 40km dọc hai bên sông Hồng, diện tích sông Hồng khoảng 3.600ha, đất bãi sông khoảng 5.480ha) đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc địa bàn 13 quận, huyện, gồm: Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng.

Phạm vi ranh giới: Cơ bản đến đê tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng, giáp ranh giới các phân khu đô thị N1, N4, N8, N9, N10, N11, GN, GN(A), R6, GS, GS(A), H2-1, A6, H1-1, H1-4, H2-4.

Chi tiết nội dung đồ án quy hoạch sông Hồng

Hiện trạng

Về hiện trạng sử dụng đất:

  • Đất bãi sông có diện tích khoảng 5.480ha với đa dạng về loại hình: Trồng rau, hoa màu, hoa, cây cảnh, đất trống chưa sử dụng.
  • Phần còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu vực làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu như các xã:
  • Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt…;
  • Các khu phố nằm ngoài đê như khu dân cư các phường Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá… với diện tích khoảng 1.190ha
  • Đất các công trình xã hội: Công cộng, trường học, công trình hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp (kho bãi, bến cảng…).

Hiện trạng dân cư:

  • Phân khu đô thị sông Hồng được xác định dựa trên dân số của 31 phường thuộc 7 quận nội thành và 24 xã thuộc 6 huyện ngoại thành Hà Nội. Dân số trong khu vực vẫn tăng dần theo từng năm với mức tăng tương đối cao.
  • Dân cư trong khu vực nghiên cứu khoảng 235.000 người (theo số liệu theo điều tra hiện trạng dân cư trong Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết do Viện Quy hoạch Thủy lợi nghiên cứu năm 2017).

Hiện trạng giao thông:

  • Đường bộ gồm tuyến đường dọc đê tả, đê hữu sông Hồng và các tuyến đường phía trong đê phục vụ đi lại của dân cư khu vực, đa số là các tuyến đường có quy mô mặt cắt ngang nhỏ, chưa đảm bảo là các tuyến đường đô thị cũng như các tuyến đường phục vụ cảnh quan khu vực.
  • Kết nối 2 bên sông gồm 06 cầu hiện có: Thăng Long, Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy và Nhật Tân.
  • Kết nối giữa hệ thống bến cảng với giao thông đường bộ chưa tốt do đường ra vào cảng nhỏ hẹp, các cảng chính nằm khá xa những tuyến giao thông đường bộ lớn.

Giải pháp quy hoạch

Về sử dụng bãi sông

  • Quy hoạch dự kiến sẽ di dời các hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm, dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn và các hộ dân không nằm trong khu vực dân cư tập trung.
  • Các khu dân cư tập trung được tồn tại sẽ được cải tạo chỉnh trang, tái thiết đô thị, nâng cấp hệ thống giao thông, thoát nước, cây xanh, bổ sung các công trình hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, nhà văn hóa, công cộng dịch vụ… đảm bảo phục vụ dân cư hiện có.
  • Mở rộng 5% diện tích khu vực dân cư hiện có để bổ sung hạ tầng xã hội và xây dựng các khu nhà ở phục vụ giãn dân, tái định cư tại chỗ.
  • Các bãi sông đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng chống lũ theo quy định tại QĐ257 được nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại.
  • Với bãi Tàm Xá - Xuân Canh, diện tích xây dựng mới không vượt quá 15% diện tích bãi sông và không vượt quá 5% diện tích bãi sông với các bãi Thượng Cát - Liên Mạc, Hoàng Mai - Thanh Trì, Chu Phan - Tráng Việt, Đông Dư - Bát Tràng, Kim Lan - Văn Đức.
  • Các bãi sông được đề xuất xây dựng các khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có mật độ xây dựng thấp phù hợp với định hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm theo QHC 1259.
  • Ưu tiên xây dựng các công trình công cộng văn hóa, thương mại dịch vụ, các công viên cây xanh, bãi đỗ xe, quảng trường... nhằm bổ sung hạ tầng xã hội cho khu vực nội đô, tại các khu vực cảng hàng hóa, cảng hành khách dọc hai bên sông xây dựng các trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ, trạm trung chuyển theo mô hình Logistics.

Giải pháp quy hoạch

Về quy hoạch giao thông

  • Các tuyến đê đoạn qua khu vực nội đô giữ theo hiện trạng (là đường liên khu vực 4-6 làn xe); các đoạn còn lại nâng cấp thành đường chính khu vực (4 làn xe), xây dựng hai tuyến đường cấp đô thị (6-8 làn xe) chạy dọc sông tại các khu vực dân cư được tồn tại bảo vệ và các khu vực được nghiên cứu phát triển đô thị.
  • Dọc hai tuyến đường ven sông tổ chức không gian cây xanh, công viên đô thị, quảng trường, đường đi bộ, xe đạp…, nâng cấp cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường trong các khu vực dân cư và khu vực phát triển đô thị hai bên sông.
  • Trên sông Hồng, đoạn qua khu vực nghiên cứu sẽ có 12 cầu đường bộ và 6 cầu đường sắt kết nối các khu vực đô thị hai bên sông;
  • Cải tạo, xây dựng mới các cảng và bến thủy nội địa theo QH 519 và đề xuất bổ sung các bến thủy nhằm phát huy giao thông đường thủy với chuỗi không gian hai bên sông Hồng, phục vụ du lịch và phát triển đô thị.

Quy hoạch theo phân vùng đô thị trung tâm và đô thị mới

Khu vực nội đô mở rộng:

  • Tạo nhiều không gian mở để nối kết với hồ Tây, sông Hồng và vành đai xanh sông Nhuệ
  • Cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu ven đê sông Hồng theo cấu trúc làng xóm truyền thống, mật độ thấp, có nhiều không gian mở

Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng

  • Phát triển đô thị Đông Anh trên cơ sở mở rộng thị trấn Đông Anh về hai phía tuyến đường vành đai 3, chú trọng khai thác cảnh quan của sông Hồng, sông Đuống, đầm Vân Trì, khu di tích Cổ Loa; Thị trấn Đông Anh hiện hữu phải được cải tạo, nâng cấp về kiến trúc và hạ tầng;
  • Phía Đông Bắc huyện Đông Anh hình thành khu công nghiệp kỹ thuật cao, nghiên cứu và phát triển gắn với hành lang xuyên Á; phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ công cộng gắn với môi trường sinh thái sông Hồng, sông Cà Lồ, đầm Vân Trì;
  • Dọc trục Nhật Tân - Nội Bài, thiết lập không gian đô thị mới hiện đại, các trung tâm đa chức năng, cao tầng, hiện đại: tài chính, ngân hàng và dịch vụ chất lượng cao;
  • Xây dựng công trình cao tầng tại các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, dọc tuyến Nhật Tân - Nội Bài, quốc lộ 3 kéo dài và các trục giao thông chính khu đô thị, khu vực ga đầu mối; các công trình thấp tầng gắn với các vùng cảnh quan núi Sóc, đầm Vân Trì;
  • Thiết lập trung tâm du lịch sinh thái và thể thao vui chơi giải trí của Thành phố gắn với khu bảo tồn thảm thực vật đầm Vân Trì, các dự án du lịch sinh thái, công viên cây xanh trên các tuyến hành lang sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Thiếp; hình thành khu trung tâm du lịch sinh thái và khu thể thao (ASIAD) kết hợp với khu Hà Nội EXPO và vui chơi giải trí của Thành phố gắn với vùng cảnh quan sông Hồng;
  • Xây dựng chỉ dẫn thiết kế đô thị riêng dọc trục đường Nhật Tân - Nội Bài, khu vực Bắc sông Hồng và thành Cổ Loa;

Khu đô thị Yên Viên - Long Biên - Gia Lâm

  • Quỹ đất bãi dọc sông Hồng, sông Đuống phải khai thác để phát triển công viên cây xanh, dịch vụ giải trí trồng hoa cây cảnh nông nghiệp chất lượng cao

Quy hoạch cảnh quan trong đô thị

  • Xây dựng các tuyến cảnh quan, tuyến đường trên cơ sở Dự án quy hoạch hai bên sông Hồng, hoàn chỉnh toàn tuyến đi qua Hà Nội mở rộng phù hợp quy hoạch, Luật đê điều và Luật di sản văn hóa.
  • Quản lý chặt chẽ về quy hoạch kiến trúc khu vực Vành đai xanh, Nêm xanh, và một số khu vực hai bên sông Hồng (Thượng Cát, Tứ Liên Nhật Tân, Bát Tràng) theo hướng thấp tầng và mật độ xây dựng thấp; không phát triển đô thị mới, công nghiệp; kiểm soát các dự án đầu tư trong khu vực theo Quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch phân khu, Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực Vành đai xanh, Nêm xanh, khu vực hai bên sông Hồng được phê duyệt
  • Gìn giữ, bảo vệ hệ thống cây xanh trên các trục đường, bên trong các khuôn viên công trình và các công trình kiến trúc có giá trị tại khu Trung tâm chính trị Ba Đình; không gian mặt nước cây xanh khu vực hồ Gươm, phố cũ, khu Hoàng thành Thăng Long và sông Hồng; toàn bộ diện tích cây xanh mặt nước tại khu vực dọc sông Thiếp; phát triển các khu vực trồng hoa truyền thống tại khu đô thị Mê Linh - Đông Anh.
  • Ban hành kế hoạch và chương trình kiểm tra, rà soát các khu / cụm công nghiệp hiện có để bổ sung, cải tạo nâng cấp các hạng mục còn thiếu hoặc hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải và quan trắc môi trường; Kiểm tra, có biện pháp buộc các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu vực phát triển chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng và phía Đông đường Vành đai 4 phải đổi mới công nghệ, sản xuất sạch và thực hiện các giải pháp thu gom và xử lý ô nhiễm môi trường về nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, ô nhiễm không khí.

Tiến độ quy hoạch sông Hồng hiện nay ra sao

Tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình năm 2021 về đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường,..., Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh cho biết, đã có 36/38 đồ án quy hoạch phân khu đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt (tỷ lệ 94,7%).

Theo đó, UBND thành phố đã phê duyệt 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô, còn hai đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống hiện đang xin ý kiến Bộ Xây dựng để hoàn chỉnh hồ sơ. Mục tiêu đặt ra là cuối năm 2021 - đầu năm 2022 sẽ trình để UBND thành phố phê duyệt.

Tiến độ quy hoạch sông Hồng

Đánh giá

Đối với sự phát triển của Hà Nội, quy hoạch sông Hồng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, vì vướng phải pháp lý nên bị bỏ ngỏ nhiều năm nay. Quy hoạch sẽ góp phần sử dụng, khai thác có hiệu quả hơn quỹ đất ven sông, phát triển những khu nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại, khu dân cư/khu đô thị sinh thái. Nhờ đó, cảnh quan của trục sông Hồng được phát huy tối đa.

Chánh Văn phòng Trung ương Hội Kiến trúc sư Việt Nam Phạm Thanh Tùng đồng tình: “Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ tạo điều kiện để Hà Nội hướng đến khai thác một quỹ đất lớn có giá trị kinh tế cao, tạo dựng những khu nhà ở sinh thái, không gian xanh, không gian công cộng…”.

Đi cùng với quy hoạch sông Hồng sẽ là không ít dự án bất động sản mới, mang tư duy mới mẻ và đột phá nhằm nắm bắt cơ hội vô cùng tiềm năng này.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn