Sổ hộ khẩu là gì? Những điều cần biết về sổ hộ khẩu

Chúng ta thường nghe rất nhiều về sổ hộ khẩu, nhưng một số người vẫn chưa thực sự hiểu về loại sổ quan trọng này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn khái niệm sổ hộ khẩu và những điều cần biết về sổ hộ khẩu để mọi người biết và hiểu rõ về quyền lợi của mình.

Sổ hộ khẩu là gì?

Sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình (hộ khẩu), tập thể và chủ hộ là người chịu trách nhiệm. Sổ hộ khẩu do Cơ quan Công an cấp và bên trong được ghi rõ các thông tin đầy đủ của những thành viên trong gia đình. Đây là một công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lý việc di chuyển và sinh sống của công dân Việt Nam.

Sổ hộ khẩu là gì? Những điều cần biết về sổ hộ khẩu 1

Hiểu biết về sổ hộ khẩu để đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân

Sổ hộ khẩu được sử dụng ở một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản... Sổ hộ khẩu có liên quan đến những quyền lợi của con người như nhà ở, đất đai, giấy tờ, học tập…

Mặc dù sổ hộ khẩu rất quan trọng trong công tác quản lý công dân của cơ quan chức năng, nhưng các thủ tục liên quan đến nó rất phức tạp, rườm rà, tốn thời gian và tiền bạc. Vì vậy, có thông tin sẽ sớm chính thức loại bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân để thay thế bằng một loại giấy tờ khác.

Những điều cần biết về sổ hộ khẩu

1. Cấu tạo sổ hộ khẩu

Thông thường, một cuốn sổ hộ khẩu có kích thước nhỏ và mỏng có cấu tạo như sau:

a. Kích thước sổ hộ khẩu: Sổ hộ khẩu kí hiệu là HK08, khổ giấy 120mmx165mm, có tổng cộng 20 trang do Bộ Công An in và phát hành.

b. Thông tin trong sổ hộ khẩu:

Thông tin cá nhân:

  • Họ tên, ngày tháng năm sinh được viết bằng chữ hoa và có dấu.
  • Số chứng minh nhân dân, hộ chiếu.
  • Nơi sinh, nguyên quán, quốc tịch, dân tộc được ghi theo giấy khai sinh.
  • Nghề nghiệp, nơi làm việc cần ghi rõ ràng và cụ thể.
  • Địa chỉ thường trú rõ ràng tại số nhà, tổ, phường, thôn, xóm...

Bản khai nhân khẩu:

  • Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ.
  • Tóm tắt một vài thông tin về bản thân trong các khoảng thời gian nhất định.
  • Mức tiền án tiền sự nếu có.

Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu:

  • Ghi rõ quan hệ với chủ hộ.
  • Tóm tắt nội dung ý kiến của chủ hộ.

2. Chức năng của sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu đóng một vai trò to lớn và quan trọng trong mỗi gia đình. Sổ hộ khẩu có nhiều chức năng khác nhau như:

  • Xác định nơi cư trú: Sổ hộ khẩu có ghi địa chỉ thường trú nơi công dân sinh sống và làm việc. Nếu chuyển đi nơi ở mới, công dân sẽ phải làm thủ tục chuyển khẩu.
  • Chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất: Để thực hiện được một số quyền về chuyển nhượng, mua bán đất thì sổ hộ khẩu chính là một giấy tờ chứng nhận và là văn bản pháp lý rõ ràng nhất. Ngoài ra, sổ hộ khẩu còn đảm bảo thi hành án cho những trường hợp có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất...
  • Những thủ tục về hành chính: Sổ hộ khẩu là giấy tờ cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng ký thường trú, chuyển khẩu, nhập khẩu... Bên canh đó, đây còn là giấy tờ pháp lý quan trọng liên quan đến giấy phép kinh doanh, đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, hồ sơ đơn xin việc…đều phải cần đến sổ hộ khẩu để chứng thực.

Sổ hộ khẩu là gì? Những điều cần biết về sổ hộ khẩu 2

Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ pháp lý quan trọng

3. Thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu ngoài đóng vai trò xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân theo Luật cư trú, thì đây còn là giấy tờ quan trọng để thực hiện những thủ tục về hành chính, dân sự. Dưới đây là những thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu để công dân nắm rõ:

  • Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thường trú và làm sổ hộ khẩu là:
  • Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì hồ sơ sẽ được nộp tại Công an huyện, quận, thị xã.
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Hồ sơ đăng ký thường trú sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu hoặc bản khai nhân khẩu.
  • Giấy chuyển hộ khẩu được quy định tại điều 28 của Luật cư trú.
  • Giấy tờ và những tài liệu chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 20 của Luật cư trú.
  • Thời gian cấp sổ hộ khẩu: Trong khoảng thời gian từ 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Trường hợp nếu không cấp sẽ phải trả lời bằng văn bản hoặc nêu rõ lý do vì sao.

Sổ hộ khẩu không chỉ mang ý nghĩa để xác định về nơi đăng ký thường trú của cá nhân, hộ gia đình mà còn đóng nhiều vai trò trong giao dịch cuộc sống. Vì vậy, công dân cần phải giữ gìn cẩn thận tránh những trường hợp mất hoặc bị hỏng sổ hộ khẩu, nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và sức lực để cấp lại.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn