Thanh khoản (tài chính) là gì? Xếp loại tài sản theo tính thanh khoản

Thanh khoản tài chính là gì?

Thanh khoản là khái niệm sử dụng trong tài chính, được dùng để mô tả mức độ mà tài sản hoặc cổ phiếu có thể nhanh chóng được mua hoặc bán trên thị trường mà không ảnh hưởng đến giá cả của tài sản đó.

Tiền mặt hiện đang được xem là tiêu chuyển chung cho thanh khoản, bởi yếu tố nhanh và dễ dàng chuyển đổi sang các loại tài sản khác. Trong kế toán, tài sản lưu động được chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho.

Thanh khoản là gì - 1

Thứ tự xếp loại tài sản theo tính thanh khoản hiện nay

Dựa vào thời gian thanh khoản của các loại tài sản, chúng sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ loại tài sản có tính thanh khoản nhanh nhất đến chậm nhất. Cũng dựa vào đây mà thanh khoản trên thị trường hoặc tại ngân hàng xác định được khả năng thanh khoản của tài khoản khi cho vay.

  • Thứ nhất: Tiền mặt
  • Thứ hai: Đầu tư ngắn hạn
  • Thứ ba: Khoản phải thu
  • Thứ tư: Ứng trước ngắn hạn
  • Thứ năm: Hàng tồn kho

Ngoài các loại tài sản được nêu trên, chứng khoán cũng là một loại tài sản có khả năng thanh khoản. Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn trong thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư ban đầu. Khả năng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt nhanh khiến thị trường chứng khoán ngày càng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Tuy nhiên, việc đầu tư chứng khoán phải đặc biệt chú ý đến khả năng bán lại chứng khoán trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, khó tìm người mua, người đầu tư sẽ chịu tổn thất lớn hay còn gọi là rủi ro đầu tư.

Thanh khoản là gì - 2

Thanh khoản ngân hàng

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, (có hiệu lực 01/04/2019, tiêu chí khả năng thanh khoản trong đánh giá, xếp loại ngân hàng được quy định như sau:

a. Về tiêu chí đánh giá

Nhóm chỉ tiêu định lượng:

  • Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân
  • Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
  • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
  • Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi

Nhóm chỉ tiêu định tính:

Tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

Tuân thủ các quy định pháp luật về ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung và báo cáo quy định nội bộ về quản lý thanh khoản và tuân thủ các quy định pháp luật khác về quản lý rủi ro thanh khoản.

b. Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng

  • Các khoản tiền gửi sẽ nhận được
  • Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ
  • Các khoản tín dụng sẽ thu về
  • Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng
  • Vay mượn từ thị trường tiền tệ

c. Những hoạt động tạo ra nhu cầu về thanh khoản bao gồm:

  • Khách hàng rút các khoản tiền gửi
  • Đề nghị vay vốn của khách hàng
  • Thanh toán các khoản phải trả khác
  • Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng
  • Thanh toán cổ tức cho cổ đông

Đối với thanh khoản ngân hàng, tùy thuộc vào đặc tính của nhu cầu mà thời gian thanh khoản mang tính chất ngắn hạn hoặc dài hạn. Trong đó thanh khoản ngắn hạn đang chiếm phần đa, vì đây là các khoản tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, các công cụ huy động thuộc thị trường tiền tệ...Còn vay dài hạn thường mang tính chất thời vụ, chu kỳ và do xu hướng tạo ra. Dù là thanh khoản ngắn hạn hay dài hạn cũng đòi hỏi ngân hàng có nguồn tiền dự phòng. Bên cạnh thanh khoản ngân hàng, khi nhắc đến các vấn đề liên quan đến tài chính thì quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng cũng rất đáng được quan tâm.

Thanh khoản là gì - 3

Những yếu tố dẫn đến rủi ro thanh khoản

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Rủi ro hoạt động: là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược;
  • Rủi ro danh tiếng là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Rủi ro chiến lược là rủi ro do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Những nội dung trọng tâm của rủi ro thanh khoản đã được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT- NHNN.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn