Top 5 khu công nghiệp ở Việt Nam quy mô lớn nhất (cập nhật mới)

Trước hàng loạt cơ hội mới để đẩy nhanh phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng kinh tế công nghiệp. Không chỉ đẩy mạnh số lượng, Việt Nam đang tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài bởi hàng loạt khu công nghiệp quy mô lớn, tận dụng xu hướng dịch chuyển đầu tư trong khu vực.

Tính đến năm 2020, Việt Nam đã triển khai trên 10 dự án có quy mô từ 1.000ha, phân bổ đều khắp cả nước. Cùng với khu công nghiệp theo mô hình truyền thống, nước đa đang tạo sức hút với nhiều loại hình khu công nghiệp mới. Trong những năm gần đây, liên hợp khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp - đô thị cảng, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp xanh rất được ưu tiên.

Với khả năng trở thành công xưởng của thế giới thay thế Trung Quốc trong những năm tới các khu công nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam trở thành "át chủ bài" để hấp dẫn đầu tư.

Theo thống kê mới nhất (năm 2020), dưới đây là top 5 khu công nghiệp quy mô lớn nhất ở Việt Nam đã được triển khai:

Khu công nghiệp Phước Đông - Tây Ninh

Được phát triển với nhiệm vụ tạo ra môi trường sản xuất thân thiện môi trường và môi trường sống hiện đại, sáng tạo ngay cửa ngõ kết nối Tp. HCM và tỉnh Tây Ninh. Khu công nghiệp Phước Đông được đầu tư với tổng nguồn vốn lên đến 350 triệu USD, theo mô hình Khu liên hợp Công nghiệp - đô thị – dịch vụ.

Khu công nghiệp Phước Đông - Tây Ninh

  • Tổng diện tích dự án: 3.285ha
  • Khu công nghiệp Phước Đông sở hữu diện tích lên đến 2.190 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam)
  • Vị trí: nằm trên hai huyện và thị xã là Huyện Gò Dầu và Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh
    Năm đi vào hoạt động: 2008

Khu công nghiệp Becamex Chơn Thành - Bình Phước

Becamex Bình Phước là dự án nối tiếp chuỗi khu công nghiệp quy mô lớn của chủ đầu tư Becamex IDC. Với vai trò là dự án động lực cho nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Bình Phước, khu công nghiệp Becamex đang là "điểm vàng" thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Khu công nghiệp Becamex Chơn Thành - Bình Phước

Nằm trong khu liên hợp Công nghiệp - đô thị - dịch vụ Becamex Bình Phước với tổng quy mô lên đến 4,600 ha. Khu công nghiệp Becamex Bình Phước có quy mô 2,400 ha.

  • Chủ đầu tư: Tổng Công ty Becamex IDC
  • Vị trí: tại xã Minh Thành và xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
  • Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN: 2.932.471.000.000 đồng
  • Năm đi vào hoạt động: 2008

Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu

Mặc dù không phải là dự án đầu tiên tại Bà Rịa Vũng Tàu có quy mô trên 1.000ha, tuy nhiên so sánh chi tiết về quy mô khu công nghiệp Châu Đức đến thời điểm này vẫn là dự án khu công nghiệp có quy mô lớn nhất.

Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu

Phát triển theo loại hình khu công nghiệp đô thị và sân golf, không chỉ gây ấn tượng về tiện ích thuộc quy hoạch dự án, đây còn là khu công nghiệp sở hữu rất khả năng liên kết lý tưởng.

  • Tổng diện tích toàn dự án khu công nghiệp đô thị và sân golf Châu Đức: 2.287 ha
  • Diện tích đất khu công nghiệp: 1.556 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức
  • Vị trí: xã Nghĩa Thành và xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Năm đi vào hoạt động: 2007

Khu công nghiệp Aurora (KCN Dệt May Rạng Đông) - Nam Định

Aurora là khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Nam Định và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta. Triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng từ tháng 4/2017, KCN Dệt May Rạng Đông sẽ là tiên phong trong việc củng cố và phát triển ngành dệt may Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và quốc gia.

Khu công nghiệp Aurora (KCN Dệt May Rạng Đông) - Nam Định

  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Cát Tường (Cát Tường Group)
  • Vị trí: thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
  • Các ngành nghề thu hút đầu tư: Sản xuất may mặc, hàng da, túi xách, kéo sợi, dệt - in - nhuộm vải, sản xuất phụ kiện; Công nghiệp phụ trợ, dịch vụ văn phòng,...

Tổng diện tích quy hoạch khu công nghiệp: 2044,6ha. Trong đó chia thành 3 giai đoạn triển khai.

  • Giai đoạn 1 (năm 2017 - 2022): triển khai trên diện tích 519,6ha
  • Giai đoạn 2 (từ năm 2023 - 2030): diện tích sử dụng 850ha
  • Giai đoạn 3 (tư năm 2031 - 2035): diện tích 675ha (phát triển đô thị TM - DV dệt may, thời trang hiện đại)

Khu công nghiệp Hiệp Phước - Tp. Hồ Chí Minh

Là dự án trọng điểm của trung tâm công nghiệp lớn nhất của khu vực phía Nam, khu công nghiệp Hiệp Phước - Tp. Hồ Chí Minh hội tụ tối đa các yếu tố lý tưởng để một khu công nghiệp có thể phát triển tốt nhất.

Khu công nghiệp Hiệp Phước - Tp. Hồ Chí Minh

Hiện tại, khu công nghiệp Hiệp Phước đã thu hút hơn 8.000 lao động có tay nghề với thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người/tháng, đóng góp ngân sách nhà nước hàng năm trên 7.000 tỷ đồng. Với tỷ lệ lấp đầy đạt 100% (đối với giai đoạn 1) và hơn 80% (đối với giai đoạn 2), KCN Hiệp Phước đã thu hút được 198 dự án với tổng vốn đầu tư 606 triệu USD và 19.800 tỷ đồng (thống kê năm 2017).

  • Tổng diện tích đất khu công nghiệp: 2.000 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước
  • Địa chỉ dự án: xã Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2019, Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp, với mức xuất siêu khoảng 9,9 tỷ USD (dù nhập siêu dịch vụ 2,5 tỷ USD); nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta giữ được vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế giới.

Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 lan rộng và sự “góp mặt” của các FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu u (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Trước vị thế mới trong khu vực và các mối quan hệ hợp tác Quốc tế đang có. Không chỉ các khu công nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam mà các KCN quy mô vừa và nhỏ cũng đứng trước nhiều cơ hội để "bứt phá".

Tuy nhiên, cơ hội luôn luôn song hành với thách thức, Việt Nam cần hết sức thận trọng trong việc tiếp nhận đầu tư và mở rộng kinh tế. Đồng thời phải khéo léo trong việc xử lý các hệ lụy khi kinh tế công nghiệp và tốc độ hội nhật quá nhanh.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn