Trung tâm công nghiệp (bàn về vị thế mới của Việt Nam trong khu vực)

Trung tâm công nghiệp chính là sự phản chiếu quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia trên thế giới. Tùy thuộc vào quy mô và trung tâm công nghiệp có tác động lớn hay nhỏ đến tổng thể nền kinh tế quốc gia.

Trước sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp trên cả nước, Việt Nam đã và đang là một trong những quốc gia Đông Nam Á sở hữu số lượng lớn trung tâm công nghiệp. Hiện tại, chính Việt Nam cũng đang được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới bởi sức hút đầu tư từ nước ngoài cho công nghiệp không ngừng tăng mạnh trong những năm trở lại đây.

Ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, việc phát triển địa phương trở thành trung tâm công nghiệp đang được xem mà mục tiêu lớn của các nỗ lực xây dựng và phát triển liên quan đến công nghiệp.

Trung tâm công nghiệp - 1

Định nghĩa và đặc điểm của trung tâm công nghiệp

Trung tâm công nghiệp là gì?

Trung tâm công nghiệp được hiểu là khu vực tập trung các khu công nghiệp gắn liền với đô thị vừa và nhỏ. Trong đó sẽ bao gồm nhiều dự án khu công nghiệp, điểm công nghiệp,... có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hưởng lợi ích từ một nền tảng chung và nằm trong vùng công nghiệp.

Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là gì?

  • Vị trí địa lý thuận lợi, có khả năng kết nối tốt với các trung tâm lân cận
  • Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về quá trình công nghệ, hỗ trợ hiệu quả lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh công nghiệp
  • Khu vực phải có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân và các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ
  • Là nơi tập trung các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Các trung tâm công nghiệp sẽ là nơi đón đầu công nghệ mới, đồng thời cũng là nơi tạo ra những đột phá.
  • Nơi có dân cư sinh sống, có cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn hảo
  • Khu vực có nguồn lao động dồi dào, công nhân có trình độ tay nghề cao
  • Có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân, chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng GDP cả nước
  • Quy mô lớn, từ vài ngàn hecta

Phân loại trung tâm công nghiệp

Tùy thuộc vào quy mô, tác động đến nền kinh tế - xã hội mà trung tâm công nghiệp được chia thành 03 nhóm cơ bản:

  • Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia (hoặc quy mô rất lớn và lớn)
  • Các trung tâm có ý nghĩa vùng (hoặc quy mô trung bình)
  • Các trung tâm có ý nghĩa địa phương (hoặc quy mô nhỏ)

Trung tâm công nghiệp - 2

Các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất khu công nghiệp được cấp cho các chủ đầu tư thực hiện dự án công nghiệp trên cả nước tăng mạnh. Tại các trung tâm công nghiệp lớn, hơn 35% quỹ đất chưa sử dụng đang trong nằm trong kế hoạch chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp để hỗ trợ cho lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Tính đến hết năm 2018, Việt Nam có hơn 30 trung tâm công nghiệp được phân bố đều cho cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Trong đó, 02 trung tâm lớn cũng đang là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội. Cụ thể:

- Trung tâm công nghiệp cỡ lớn:

  • Thành phố Hồ Chí Minh (ngành công nghiệp chủ đạo: dệt, may, cơ khí, điện, chế biến thực phẩm, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch,...)
  • Hà Nội (ngành công nghiệp chính: cơ khí, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử, hóa chất,...

- Trung tâm công nghiệp trung bình (tập trung phát triển 4 - 6 ngành công nghiệp chủ yếu):

  • Hải Phòng
  • Hạ Long
  • Việt Trì
  • Thái Nguyên
  • Vinh
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • Biên Hòa
  • Vũng Tàu
  • Cần Thơ
  • ...

- Trung tâm công nghiệp nhỏ (cơ cấu ngành chỉ từ 1 - 3 ngành chủ đạo)

Chơn Thành

  • Nha Trang
  • Quảng Bình
  • ...

Những yếu tố giúp Việt Nam thành trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á

Để trở thành quốc gia có sức hút lớn về đầu tư, trong 20 năm qua Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới và phát huy những lợi thế của mình. Dành gần 100.000ha đất cho phát triển công nghiệp, với hơn 30 trung tâm công nghiệp đa dạng quy mô, Việt Nam trở thành thị trường có sức hút đầu tư ấn tượng từ các tập đoàn nước ngoài.

Theo các chuyên gia kinh tế, nền công nghiệp Việt Nam đang tiến ra khu vực và thế giới nhờ những yếu tố sau đây:

Sở hữu vị trí chiến lược

Vị trí địa lý Việt Nam có khả năng kết nối lý tưởng với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Nằm giữa 02 nền kinh tế lớn Trung Quốc và Singapore, đường bờ biển dài đến 3260 km, tiếp giáp với biên Đông - khu vực giao thương đường biển trọng yếu của thế giới. Dễ dàng vận chuyển hàng hóa đến: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Nền kinh tế định hướng xuất khẩu

Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực này. Trong đó, tiếp tục phát huy các ngành thế mạnh như: dệt may, da giày,...

Thị trường Logistic phát triển nổi bật

Trong 5 - 10 năm trở lại đây, thị trường logistics có nhiều chuyển biến và được dự đoán sẽ phát triển "nổi bật" trong giai đoạn 2020 - 2030. Hàng loạt dự án logistic ở các trung tâm công nghiệp đã và đang được đầu tư với nguồn vốn lớn, chú trọng vào chất lượng.

Cơ sở hạ tầng có nhiều bứt phá

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á ("ADB"), 5,8% tổng sản phẩm nội địa (GDP) Việt Nam được chi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, một mức chi phí cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Cách mạng công nghệ 4.0

Công nghiệp 4.0 là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam. Để tích nhu nhanh chóng, buộc Việt Nam phải nắm bắt được những thay đổi do công nghệ và tự động hóa.

Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nhận định: thị trường công nghiệp Việt Nam sẽ sớm chuyển mình và phát triển lên một tầm cao mới, Việt Nam sẽ chuyển dịch từ một thị trường sử dụng nhiều lao động (labour-intensive) sang thị trường phát triển tập trung nhiều vốn (capital-intensive).

Sự dịch chuyển từ Trung Quốc

Việt Nam có nhiều cơ hội để thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm công nghiệp lớn của thế giới. Hình thành nên một cứ điểm trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu từ các tập đoàn đa quốc gia.

Trung tâm công nghiệp - 3

Trước những cơ hội và thách thức của trung tâm công nghiệp trong nước và vai trò trung tâm công nghiệp mới của Việt Nam đối với khu vực. Những năm tiếp theo được dự đoán sẽ là thời kỳ cho sự "lột xác" mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với sự đòi hỏi rất lớn từ các chính sách phát triển cũng như quản lý, cần có sự linh hoạt và kịp thời cao hơn rất nhiều.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn