Đường trong khu công nghiệp là đường gì? Những quy định hiện hành

Tùy thuộc vào khối lượng vận chuyển, lựa chọn phương tiện vận chuyển, quy mô khu công nghiệp mà đường trong khu công nghiệp được quy hoạch có sự khác nhau tương ứng.

Việc phát triển nhanh chóng của khu công nghiệp đã đặt ra những đồi hỏi về tiêu chuẩn xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm tạo ra hệ thống kiểm duyệt về chất lượng, hiệu quả sử dụng cao và có tính thống nhất giữa các dự án khu công nghiệp với nhau.

Tại các vùng công nghiệp, dựa trên cơ sở về địa hình và đặc điểm giao thông vận tải mà đường trong khu công nghiệp sẽ có 1 hoặc nhiều loại khác nhau. Trong bản đồ quy hoạch, cơ quan chức năng sẽ có điều chỉnh phù hợp dựa trên nhiều yếu tố và quyết định diện tích đất khu công nghiệp cụ thể và loại hình đường cho từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

đường trong khu công nghiệp 1

Đường trong khu công nghiệp là đường gì?

Đường trong khu công nghiệp hay có thể hiểu là giao thông vận chuyển trong khu công nghiệp sẽ bao gồm các tuyến đường bên ngoài các ô đất xây dựng. Hệ thống này nối với hệ thống giao thông của đô thị bên ngoài hàng rào KCN và nối với hệ thống giao thông trong nội bộ các lô đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp.

Hầu hết các khu công nghiệp ở Việt Nam, đường bộ vẫn là hình thức vận chuyển thông dụng nhất hiện nay. Trong đó, giao thông vận chuyển đường bộ bao gồm giao thông vận chuyển hàng hóa và giao thông vận chuyển người (giao thông công cộng, đường xe đạp và đường đi bộ).

đường trong khu công nghiệp 2

Cơ sở quy hoạch hệ thống giao thông trong khu công nghiệp

  • Hệ thống giao thông bên ngoài KCN, khả năng tiếp cận và tổ chức lối vào chính trong KCN.
  • Nhu cầu và đặc điểm vận chuyển trong KCN về hàng cũng như người.
  • Đặc điểm về điều kiện địa hình khu đất, liên quan đến việc tổ chức san nền và thoát nước mưa.
  • Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan KCN (liên quan đến việc lựa chọn lô đất, bố trí lô đất và giải pháp quy hoạch theo kiểu ô cờ hay linh hoạt...)
  • Chi phí xây dựng đường, chi phí cho bảo dưỡng và quản lý

Một số quy định và phân loại đường bộ trong khu công nghiệp

Đường bộ trong dự án khu công nghiệp hiện được chia thành 4 loại cơ bản: Đường ô tô, đường xe đạp và đường đi bộ. Trong từng loại sẽ còn được chia thành các loại nhỏ hơn, được thiết kế để đảm nhiệm các vai trò khác nhau.

Đường ô tô trong khu công nghiệp

- Đường chính khu công nghiệp (đường vận chuyển chính của KCN, nối với hệ thống giao thông bên ngoài). Thông thường sẽ có bề rộng ít nhất là 4 làn xe với mỗi làn xe rộng 3,75m. Bề rộng lòng đường tối thiểu 15m. Tốc độ tính toán 60km/h.

- Đường nhánh trong khu công nghiệp (phục vụ cho một khu vực nhất định của KCN). Thường sẽ có 2 - 4 làn xe (mỗi làn xe rộng 3,5 m) với bề rộng lòng đường 7m - 14m. Tốc độ tính toán 40km/h.

Cấu tạo của đường ô tô trong khu công nghiệp:

  • Lớp mặt đường bằng hỗn hợp atphan nóng dày 4cm
  • Lớp kết dính hỗn hợp atphan nóng dày 6cm
  • Lớp bê tông nhựa hạt thô dày 20cm
  • Lớp móng đá hộc dày 30cm
  • Cát đầm chặt từng lớp dày 20cm
  • Đường thường làm dốc với độ dốc tối thiểu 2% về phía cống thu nước

đường trong khu công nghiệp 3

Đường xe đạp và đường đi bộ trong khu công nghiệp

  • Bề rộng của một làn xe đạp được lấy bằng 1,5m
  • Bề rộng của một làn đi bộ được lấy bằng 0,75m
  • Luồng đường đi bộ, xe đạp được bố trí cạnh luồng đường ô tô
  • Khoảng cách an toàn giữa luồng đường ô tô và đường đi bộ, xe đạp là 0,75m
  • Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ, các tuyến đi bộ cắt ngang các đường ô tô chính trong KCN có thể bố trí lối đi bộ vượt đường bằng cầu cạn hoặc trong các tuyến

Đường sắt trong khu công nghiệp

Do đòi hỏi chi phí xây dựng các tuyến đường sắt từ ga vào KCN và kèm theo đó là nhu cầu về diện tích đất xây dựng khá cao, nên việc xây dựng đường sắt trong khu công nghiệp tại Việt Nam được cân nhắc khá kỹ lưỡng.

Đường sắt trong KCN thường có dạng xuyên qua, dạng vòng, dạng cụt hoặc kết hợp các dạng kể trên. Lựa chọn dạng tổ chức của các tuyến đường sắt phụ thuộc vào quy mô vận chuyển hàng hóa, đặc điểm của tuyến đường sắt quốc gia chạy bên ngoài khu đất và diện tích đất xây dựng.

Mặc dù các quy định liên quan đến đường trong khu công nghiệp đã được quy định. Nhưng do quy mô đa dạng của các khu công nghiệp và điều kiện địa hình cụ thể nên các dự án khu công nghiệp sẽ có bảng tổng hợp khối lượng đường khu công nghiệp cụ thể kèm theo bản đồ quy hoạch 1/500 và các giấy tờ pháp lý.

> Xem thêm:

Đánh giá của bạn